$622
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của dang nhap gamvip. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ dang nhap gamvip.9 năm trước, U.19 Việt Nam tạo nên lịch sử cho bóng đá trẻ Việt Nam khi lọt vào bán kết U.19 châu Á 2016, đồng nghĩa giành tấm vé thông hành đến U.20 World Cup 2017. Dù nằm ở bảng đấu khó khăn, song các học trò HLV Hoàng Anh Tuấn vẫn vượt qua vòng bảng cùng thành tích bất bại (thắng 1, hòa 2). Ở tứ kết, cú ra chân chớp nhoáng của Trần Thành đưa đội bóng của ông Hoàng Anh Tuấn vượt qua U.19 Bahrain để đoạt vé đến sân chơi thế giới. Đến nay, đây vẫn là lần dự vòng chung kết World Cup duy nhất trong lịch sử của bóng đá nam ở sân chơi 11 người.Dù sau đó không vượt qua vòng bảng U.20 World Cup 2017 (đứng cuối bảng với 1 điểm), nhưng thế hệ trẻ dự sân chơi thế giới năm ấy như Quang Hải, Tấn Tài, Tiến Dũng, Hoàng Đức, Văn Hậu, Đình Trọng, Đức Chinh, Tiến Linh... đã trở thành hạt nhân nòng cốt, đưa U.23 Việt Nam bước đến ngôi á quân U.23 châu Á 2018, rồi tạo nên kỷ nguyên thành công cùng đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo.Nói vậy để thấy, việc dự World Cup (dù chỉ là ở cấp độ trẻ) có ý nghĩa thế nào trên hành trình vươn mình của những "măng non". Tại đây, các cầu thủ trẻ được cạnh tranh với những nền bóng đá mạnh nhất để tích lũy kinh nghiệm và rèn bản lĩnh trận mạc. Với nền bóng đá trẻ còn non yếu, nơi các cầu thủ trẻ từ U.17 đến U.20 chỉ đá khoảng 15-20 trận mỗi năm, dự World Cup chẳng khác nào một đặc ân.Có lẽ bởi vậy, U.17 Việt Nam sẽ được đầu tư đặc biệt cho mục tiêu dự U.17 World Cup 2025. Do Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) tăng số suất dự World Cup cho châu Á từ 4 lên 8 đội, cơ hội đã mở ra rõ ràng. Từ giờ đến vòng chung kết U.17 châu Á 2025 (diễn ra vào tháng 4 tại Ả Rập Xê Út), các cầu thủ trẻ còn 2 tháng để chuẩn bị. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chốt xong ứng viên huấn luyện đội, đó là một HLV Nhật Bản với bề dày kinh nghiệm làm bóng đá trẻ. Dự kiến trong tháng này, đội sẽ hoàn thiện kế hoạch tập huấn dài hạn ở trong nước cũng như quốc tế (kéo dài khoảng 2 tuần) để có điểm rơi thể lực và phong độ tốt nhất.Để giành vé vượt qua vòng bảng (tương đương suất dự World Cup) ở bảng đấu có U.17 Nhật Bản, U.17 Úc và U.17 UAE là nhiệm vụ cực khó. Song, bóng đá trẻ luôn có chỗ cho bất ngờ. U.17 Việt Nam từng thắng 3-2 trước U.17 Úc tại giải U.17 châu Á 2016. Hay với UAE, bóng đá trẻ Việt Nam cũng có những kết quả khả quan. Chướng ngại lớn nhất gọi tên U.17 Nhật Bản, nhưng hãy tin với một HLV đến từ xứ mặt trời mọc, U.17 Việt Nam sẽ có "bộ não" hoàn hảo để phân tích và đọc vị đối thủ. Cũng giống U.17, lứa U.22 Việt Nam sẽ bước vào sân chơi lớn mang tên SEA Games 33 (trước đó là vòng loại U.23 châu Á 2026). Tất nhiên, so chuyện mơ World Cup với SEA Games dường như khập khiễng. Nhưng nên nhớ, với nền bóng đá trẻ vốn rất thiếu sân chơi cho người trẻ, mọi giải đấu đều rất quan trọng. Đây không thuần túy là chuyện thành tích, mà còn là tận dụng mọi giải đấu có thể để các cầu thủ gặt hái bài học. Đơn cử 8 năm trước, chính cú ngã ở SEA Games 29 (năm 2017) đã tạo động lực để lứa Quang Hải, Công Phượng vùng dậy mạnh mẽ và tạo nên phép màu Thường Châu.Chỉ sợ cầu thủ trẻ không có cơ hội để cọ xát. Còn bất kể sân chơi nào, dù lớn hay nhỏ, đều có ý nghĩa quan trọng để gom góp niềm tin. Bóng đá Việt Nam từng vươn ra châu Á, song mới chỉ chớm ở mức tiệm cận có thể gây bất ngờ. Thất bại cuối giai đoạn HLV Park Hang-seo nắm quyền cho thấy, bóng đá Việt Nam còn thiếu nhiều yếu tố để thành công, mà trong số đó có nền tảng mong manh của bóng đá trẻ. Đội tuyển Việt Nam đang tiến gần đến giai đoạn chuyển giao. Lứa 1995 - 1998 sẽ chạm dần ngưỡng bên kia sườn dốc sau 2, 3 năm nữa. Dù vậy, liệu lứa trẻ đã sẵn sàng thay thế? Muốn mơ mộng ở vòng loại World Cup 2030, vẫn cứ phải thành công ở sân chơi Đông Nam Á, rồi mới đi từng bước lên bậc thang cao hơn.Mơ SEA Games hay World Cup, chúng ta cũng cần lộ trình đi từ thấp đến cao và nghiêm túc phấn đấu cho từng mục tiêu. Nếu "dục tốc bất đạt", bóng đá trẻ Việt Nam khó thành công. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của dang nhap gamvip. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ dang nhap gamvip.Chiều 6.3, HLV Kim Sang-sik công bố danh sách đội tuyển VN tập trung đợt đầu tiên năm 2025, chuẩn bị cho trận giao hữu gặp Campuchia và mở màn vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 với Lào. Trong số 26 cái tên được triệu tập, người ta thấy sự xuất hiện của Võ Hoàng Minh Khoa. Cầu thủ sinh năm 2001 đã tiến bộ nhiều trong hơn 1 năm qua, đặc biệt tỏa sáng ở V-League 2024 - 2025 với 3 bàn thắng và 2 kiến tạo. Đáng chú ý, tiền vệ số 10 của CLB Bình Dương có khả năng tranh chấp mạnh mẽ, cùng với lối chơi thông minh, nhạy bén. Đợt lên tuyển lần này, anh khát khao cống hiến, thể hiện bản thân, nên hứa hẹn sẽ là nhân tố mới đầy lợi hại.Nếu Minh Khoa là trái ngọt vừa độ chín thì Phạm Lý Đức chính là minh chứng cho câu "đúng đội, đúng thời điểm" trong lần đầu được triệu tập lên đội tuyển VN. Sau 14 trận trong màu áo CLB Bà Rịa-Vũng Tàu ở giải hạng nhất 2023 - 2024, anh đã cập bến HAGL đầu mùa này và lập tức trở thành trụ cột với 100% trận ra sân ở V-League và Cúp quốc gia. Cầu thủ trẻ này có mặt ở đội tuyển cũng giúp anh tích lũy kinh nghiệm trận mạc để chuẩn bị cho đấu trường SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm. Đồng đội của anh, Trần Bảo Toàn từng tập huấn tại Hàn Quốc trước khi chia tay đội tuyển sát thềm AFF Cup 2024 cũng được trao cơ hội lần này, bên cạnh Nguyễn Thái Sơn, Triệu Việt Hưng. Ngoài ra, thủ thành Nguyễn Văn Việt cũng có lần trở lại đội tuyển VN dưới thời ông Kim.Dự kiến, đội tuyển VN sẽ tập trung ngày 11.3 tại Bình Dương, có trận giao hữu với đội tuyển Campuchia (ngày 19.3) trước khi mở màn vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 bằng cuộc tiếp đón Lào (ngày 25.3). Trận đấu với Campuchia sẽ đáng chú ý vì là màn trình làng đầu tiên của đội tuyển VN sau chức vô địch Đông Nam Á. Dàn cầu thủ nhập tịch từ châu Phi, Nam Mỹ và Nhật Bản của Campuchia hứa hẹn sẽ tạo ra những thách thức thú vị cho thầy trò ông Kim Sang-sik.Ông Kim sẽ xem đợt tập trung này là dịp để đánh giá lại các học trò, đặc biệt là về tinh thần và sự khát khao cống hiến. Thực tế trong suốt thời gian qua, thầy Kim và trợ lý của mình đã liên tục đi khắp sân cỏ các nơi để tìm nhân tố mới và đánh giá phong độ hiện tại của những trụ cột. Ông Kim không xem chức vô địch AFF Cup 2024 là đỉnh cao mà chỉ là bước khởi đầu cho chu kỳ mới. HLV người Hàn Quốc khá hài lòng khi các cầu thủ từng vô địch AFF Cup 2024 như Quang Hải, thủ môn Đình Triệu, Bùi Hoàng Việt Anh, Văn Thanh, Duy Mạnh, Quang Hải, Tiến Linh, Tuấn Hải, Hoàng Đức… vẫn còn nguyên khát khao cống hiến cho đội tuyển quốc gia.Ngọn lửa ở AFF Cup 2024 sẽ lại bừng cháy để mở màn cho chương mới đầy khát vọng của HLV Kim Sang-sik và đội tuyển VN. Thủ môn: Nguyễn Filip, Nguyễn Đình Triệu, Nguyễn Văn Việt.Hậu vệ: Bùi Hoàng Việt Anh, Vũ Văn Thanh, Nguyễn Thanh Bình, Bùi Tiến Dũng, Trương Tiến Anh, Nguyễn Thành Chung, Đỗ Duy Mạnh, Phạm Lý Đức, Nguyễn Văn Vĩ.Tiền vệ: Nguyễn Quang Hải, Khuất Văn Khang, Nguyễn Hai Long, Nguyễn Hoàng Đức, Châu Ngọc Quang, Trần Bảo Toàn, Doãn Ngọc Tân, Nguyễn Thái Sơn, Triệu Việt Hưng.Tiền đạo: Phạm Tuấn Hải, Nguyễn Tiến Linh, Bùi Vĩ Hào, Đinh Thanh Bình.Tiền đạo Đình Bắc, tiền vệ Việt kiều Lê Viktor là những cái tên đáng chú ý trong danh sách 27 cầu thủ được gọi vào đội U.22 VN tập trung ở Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VN từ ngày 10.3. Trợ lý Đinh Hồng Vinh được ông Kim trao vai trò HLV tạm quyền để dẫn dắt đội U.22 VN chuẩn bị tham dự giải tứ hùng quốc tế từ ngày 20 - 25.3 tại Giang Tô với các đối thủ Uzbekistan, Hàn Quốc và chủ nhà Trung Quốc. ️
Khởi động từ cuối năm 2024, chương trình tuyển sinh Hoa hậu Việt Nam 2024 được tổ chức tại nhiều trường đại học ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Huế, nhằm tìm kiếm những cô gái tài năng, xinh đẹp và có tâm hồn nhân hậu. Kết thúc chuỗi tuyển sinh, buổi sơ khảo Hoa hậu Việt Nam 2024 khu vực phía nam đã diễn ra tại TP.HCM với sự xuất hiện của 90 thí sinh. Trong buổi sơ khảo, các thành viên ban giám khảo gồm nhà thơ Trần Hữu Việt, kiến trúc sư Hoàng Việt Trung, NSND Tự Long, Á hậu Phương Anh...Tại vòng sơ khảo, sau khi điền thông tin cá nhân, thí sinh bước vào phòng đo nhân trắc học. Nếu kết quả đạt, thí sinh bước tiếp vào vòng kiểm tra trực quan hình thể, dáng đi, giọng nói... Tại đây, ban giám khảo làm việc trực tiếp với từng thí sinh. Đến dự sơ khảo, dàn thí sinh Hoa hậu Việt Nam gây chú ý không chỉ bởi nhan sắc, kỹ năng mà còn ở trình độ học vấn, tài năng, trong đó hơn 90% thí sinh là sinh viên. Nhiều thí sinh đến từ các trường đại học hàng đầu cả nước.Vòng sơ khảo ghi nhận có nhiều thí sinh đạt chiều cao ấn tượng trên 1,7 m. Nhiều thí sinh lần đầu tham dự cuộc thi sắc đẹp nhưng tự tin thể hiện khả năng nói tiếng Anh, tiếng Trung, tài năng múa, hát trước ống kính. Có thí sinh nhỏ tuổi nhưng biết nói 5 ngoại ngữ, gây ấn tượng bởi sự tự tin.Sau một ngày làm việc, ban giám khảo đã lựa chọn ra 18 thí sinh của khu vực phía nam để vào vòng chung khảo toàn quốc cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024. Một số cái tên như Đinh Hoàng Linh Đan (sinh năm 2003, đến từ Đà Nẵng), Phạm Thị Thanh Xuân (sinh năm 2005, đến từ Huế), Trần Ngọc Bảo Trân (sinh năm 2006, đến từ TP.HCM), Trần Thị Huyền Cơ (sinh năm 2003, đến từ Nghệ An), Võ Đoàn Bảo Hà (sinh năm 2002, đến từ Đồng Nai)... Sơ khảo khu vực phía bắc sẽ được tổ chức vào ngày 13.3 tại Hà Nội. Ban tổ chức chờ đón các gương mặt tiềm năng tiếp theo của vòng chung khảo lộ diện. ️
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhìn nhận việc nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh là tất yếu."Vừa qua T.Ư đã làm, bộ, ngành đang làm rồi. Trước đây thì tổ dân phố, thôn, xã, phường, quận, huyện đều làm rồi. Tất nhiên, phải tính tới cấp tỉnh, thành phố", ông Dĩnh nói, và cho rằng, mục tiêu của sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn là đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, do đó cần tính toán cho phù hợp. * Nhiều ý kiến cho rằng, việc nghiên cứu bỏ cấp huyện là phù hợp vì đây là tầng nấc trung gian?Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Bộ Chính trị đã có kết luận yêu cầu nghiên cứu việc bỏ cấp trung gian là cấp huyện, mô hình chính quyền chỉ còn 3 cấp (T.Ư, tỉnh, cơ sở - phường, xã). Đa phần các quốc gia trên thế giới cũng là mô hình chính quyền hành chính 3 cấp.Đối với Việt Nam, nghiên cứu thì thấy đúng là cấp huyện là cấp trung gian, chức năng, nhiệm vụ, vai trò đúng là có nhiều hạn chế. Cấp tỉnh quyết cơ bản, từ ngân sách, chính sách địa phương, còn thực hiện chủ yếu ở cấp xã, trực tiếp nhất. Cấp huyện ở trung gian gần như không quyết được gì, ngân sách, chính sách chỉ chuyển tải từ tỉnh xuống cấp phường, xã.Việc tồn tại cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo ra độ trễ, thậm chí lực cản đối với thực hiện chính sách. Cho nên, nếu bỏ cấp trung gian này là phù hợp, tạo sự thông suốt luôn từ tỉnh xuống cơ sở.* Việc bỏ cấp huyện theo ông cần lưu ý vấn đề gì?- Vấn đề đặt ra là điều kiện để cấp xã thực hiện thế nào. Vì vấn đề thực hiện các chính sách của T.Ư, cấp tỉnh là đều cấp xã cả thì bộ máy và điều kiện hiện nay của nó thế nào là phải tính.Quan trọng nhất là phải tăng cường cho cấp xã, không chỉ con người, kinh phí mà tất cả điều kiện khác để thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cao hơn. Hiện nay cấp xã đã phải tăng cường rồi chứ chưa nói tới việc là sau này bỏ cấp huyện.Có nhiều việc tỉnh có thể hỗ trợ, nhưng nhiều việc cấp cơ sở phải tự làm. Như công an, nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn sẽ đưa xuống xã nhiều chứ lên tỉnh ít. Công an xã hiện nay ít nhất là 5 người, có thể sắp tới phải hơn. Cũng như bộ máy công chức xã hiện nay từ 21 - 25 người, nếu bỏ cấp huyện thì phải hơn, vì nhiều việc hơn. Rồi chế độ chính sách, lương cũng phải khác…Nghĩa là phải thực hiện nhiều chính sách đồng bộ mới có thể đạt mục tiêu tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả.* Với sáp nhập tỉnh, theo ông, nên sáp nhập những tỉnh nào là phù hợp?- Để xác định nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải có tiêu chí. Trong đó có tiêu chí về quy mô dân số và diện tích nhưng cũng có những yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử…Sau năm 1976, cả nước chỉ có 38 tỉnh, thành phố nhưng sau đó tách ra thành nhiều tỉnh, thành hơn vì điều kiện đi lại khó khăn, công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển như hiện nay.Lúc đó tách ra là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Như tỉnh Vĩnh Phú trước đây tách thì Vĩnh Phúc phát triển trước, giờ Phú Thọ cũng phát triển. Hay như Bắc Giang, Bắc Ninh trước đây là Hà Bắc, khi tách ra Bắc Ninh rất phát triển, những năm gần đây thì Bắc Giang phát triển rất mạnh. Hay như Hải Hưng ngày xưa tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên thì Hải Dương phát triển trước, Hưng Yên gần đây cũng rất phát triển. Hay sâu nữa là Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra cũng phát triển. Phú Khánh tách thành Khánh Hòa, Phú Yên… đều phát triển.Nhưng đến thời điểm này thì các tỉnh phát triển cũng đến giới hạn rồi, các nguồn lực cũng cạn nên cần không gian, dư địa phát triển mới. Chúng ta cũng đã có kinh nghiệm sáp nhập Hà Tây với Hà Nội năm 2008.* Theo ông có nên sáp nhập các tỉnh, thành để chỉ còn 38 tỉnh, thành như trước đây?- Tôi nghĩ trở về con số như cũ, 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Tất nhiên, không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh. ️